Ôn Tập SLB 1
![]() |
![]() |
![]() |
Title of test:![]() Ôn Tập SLB 1 Description: Ôn Tập SLB 1 |




New Comment |
---|
NO RECORDS |
1: Triệu chứng tiểu nhiều của bệnh đái tháo đường do: Do đường huyết vượt ngưỡng đường của thận, glucose bị thải kéo theo nước. Bệnh nhân uống nhiều nước. Do độ lọc cầu thận tăng. Do đường có sẵn trong nước tiểu gây lợi tiểu thẩm thấu. 2: Triệu chứng uống nhiều trong bệnh đái tháo đường do: Do tiểu nhiều gây mất nước điện giải. Bệnh nhân ăn nhiều nên khát. Do yếu tố thần kinh nội tiết. Do rối loạn cân bằng acid – base. 3: Triệu chứng ăn nhiều trong bệnh đái thái đường do: Tế bào không sử dụng được glucose. Bệnh nhân uống nhiều nước. Cơ thể đòi hỏi nhiều năng lượng. Đường trong máu cao. 4: Ngoài các triệu chứng ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều, bệnh đái tháo đường còn một triệu chứng điển hình nữa là: Gầy nhanh. Nhanh chóng lên cân. Viêm thận. Phù. 5: Cholesterol của cơ thể: chọn câu Sai. Insulin hoạt hóa men lipase nên lipid bị tiêu nhiều, làm hạ lipid huyết. Hàm lượng cao Cholesterol trong gan, nó ức chế tạo thành Cholesterol nội sinh. Ăn nhiều Cholesterol ngoại sinh làm tăng Cholesterol huyết. Ngoài gan, các tế bào khác cũng có thể tạo được Cholesterol nội sinh. 6: Vai trò của Cholesterol: chọn câu Sai. Các Hormone của tuyến thượng thận được cấu tạo từ Cholesterol. Cholesterol là thành phần quan trọng của Lipoprotein. Acid cholic được tạo thành từ nhân Sterol. Cholesterol là một trong những nguyên liệu cấu tạo màng tế bào. 7: Yếu tố nào sau đây quyết định sự trao đổi nước giữa tế bào và gian bào: Áp suất thẩm thấu. Áp suất thủy tĩnh. Tính thấm thành mạch. Áp suất keo. 8: Khi Natri trong dịch ngoại bào giảm, cơ chế bù trừ là: Tăng tiết Aldosteron. Natri di chuyển từ nội bào ra ngoại bào. Giảm tiết Aldosteron. Tăng tiết ADH. 9: Trường hợp nào là mất nước đẳng trương: Tiêu chảy. Đái tháo nhạt. Mất nước qua mồ hôi. Dùng thuốc lợi tiểu lâu ngày. 10: Cơ chế nào sau đây KHÔNG có vai trò trong phù do tim: Giảm áp suất keo huyết tương. Tăng áp suất thủy tĩnh huyết tương. Tăng tính thấm mạch. Tăng tiết Aldosteron. 11: Dịch nội môi trong khu vực nào của cơ thể có nồng độ H+ cao nhất. Nội bào. Máu động mạch. Máu tĩnh mạch. Dịch kẽ. 12: Để pH máu động mạch bằng 7.4 thì tỉ lệ HCO3-/PaCO2 khoảng: 20. 10. 15. 25. 13: Nguyên nhân bù trừ bằng hô hấp thường không đạt hiệu suất 100% trong các rối loạn acid – base. Do tác động của CO2 lên trung tâm hô hấp. Do tác động của oxygen lên trung tâm hô hấp. Do tác động của pH lên trung tâm hô hấp. Dung lượng bù trừ không đủ. 14: Chức năng của hệ đệm là: Chuyển hóa H+ để giữ cân bằng pH. Giữ cân bằng pH bằng cách thải trừ H+. Điều chỉnh nồng độ HCO3-. Điều chỉnh nồng độ K+. 15: Thân nhiệt có thể giảm, ngoại trừ: Do rối loạn trung tâm điều nhiệt khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp. Khi có rối loạn chuyển hóa năng lượng như: đái tháo đường, xơ gan…. Khi hạ thân nhiệt nhân tạo sau khi đã ức chế phản xạ điều nhiệt. Tiếp xúc với môi trường lạnh kéo dài dù phản xạ điều nhiệt vẫn bình thường. 16: Chất gây sốt nội sinh có các tính chất sau, ngoại trừ: Không thể phát hiện được ở bệnh nhân đang sốt, dù trên thực nghiệm gây được sốt và không có hiện tượng dung nạp. Là một protein có trọng lượng phân tử khoảng 13.000. Có thể mất tác dụng nếu mất nhóm SH tự do. Có thể thu được từ sự ủ bạch cầu tại ổ viêm. 17: Yếu tố gây sốt: Virus, vi khuẩn và các loại kháng nguyên đều có thể gây sốt. Các tế bào bướu có thể gây sốt do tác động trục tiếp lên trung tâm điều nhiệt. Các chất từ ổ viêm và ổ hoại tử có thể hoạt hóa tế bào lympho gây sốt. Các yếu tố gây sốt tác động lên trung tâm điều nhiệt làm sản xuất ra arachdonic acid, lúc đó điểm điều nhiệt sẽ thay đổi. 18: Sốt có lợi cho cơ thể vì các lý do sau đây, ngoại trừ: Sốt có lợi cho cơ thể nên không làm hạ sốt vì bất cứ lý do nào vì như thế là có hại cho sự chống đỡ của cơ thể. Sốt làm tăng hệ đề kháng, giúp ích cho sự thực bào. Sốt có lợi vì có tác dụng diệt khuẩn. Sốt là hiện tượng thích nghi nên giữ lại qua quá trình tiến hóa chủng loại. 19: Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng ( thiếu sắt ): Cung cấp sắt không đủ: trẻ suy dinh dưỡng, người ăn kiêng…. Không hấp thu được sắt: thiếu HCL dạ dày, viêm ruột mạn tính. Rối loạn vận chuyển sắt: thiếu protein. Mất sắt ra ngoài: giun móc, trĩ…. 20: Thiếu máu ít liên quan đến thiếu sắt: Suy tủy. Bệnh gan mạn tính. Viêm teo niêm mạc ruột mạn tính. Suy dinh dưỡng. 21: Bạch cầu nào tăng trong bệnh lý nhiễm trùng cấp tính: Bach cầu trung tính. Bạch cầu ưa aicd. Bạch cầu ưa base. Bạch cầu lympho. 22: Bạch cầu nào thường tăng trong bệnh lý nhiễm trùng mạn tính: Bạch cầu lympho. Bạch cầu trung tính. Bạch cầu mono. Bạch cầu ưa acid. 23: Bạch cầu nào thường tăng trong bệnh lý dị ứng: Bạch cầu ưa aicd. Bạch cầu trung tính. Bạch cầu ưa base. Bạch cầu lympho. 24: Bạch cầu nào tham gia tích cực trong việc chống đông máu ở nhu mô phổi: Bạch cầu ưa base. Bạch cầu trung tính. Bạch cầu ưa acid. Bạch cầu mono. 25: Khả năng thích nghi của mạch trong lao động: Máu qua mạch máu ngoại biên và nội tạng giảm. Số mao mạch có chức năng tăng lên. Tốc độ máu tăng từ 3 đến 5 lần so với lúc nghỉ. Dãn mạch làm tăng lượng máu đến các mô đang hoạt động,. 26: Trong lao động, tim đập nhanh là do các cơ chế sau: Phản xạ tim-tim: khi máu dồn về tâm nhĩ phải nhiều có tác dụng kích thích trung tâm dây X ở hành não làm tim đập nhanh. Trong lao động, tạo ra nhiều ion H+, làm nồng độ pH giảm thấp, có tác dụng làm tim đập nhanh. Trong lao động, chuyển hóa tế bào tăng, tạo nhiệt, nhiệt độ tăng làm tim đập nhanh. Trong lao động, nồng độ O2 trong máu giảm, nồng độ CO2 trong máu tăng kích thích bộ phận nhận cảm ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh làm tăng nhịp tim. 27: Điều hòa hoạt động tim bằng hệ thần kinh thực vật: Thần kinh giao cảm với norepinephrine làm tăng hoạt động của khối cơ tim. Thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động của tim. Thần kinh phó giao cảm chi phối mạch vành tim rất nghèo nàn, ít tác dụng. Kích thích thần kinh giao cảm làm giảm hoạt động của tim. 28: Nói về lưu lượng tim, câu nào sau đây không đúng: Lưu lượng tim tỷ lệ thuận với nhịp tim: nhịp tim càng tăng, lưu lượng tim càng tăng. Nhịp tim và sức co bóp cơ tim do thần kinh giao cảm và tủy thượng thận chi phối. Tiền tải lượng máu dồn về tâm thất cuối thì tâm trương, tiền tải tăng thì lưu lượng tim tăng. Hậu tải là sức cản mạch ngoại biên, sức cản càng tăng thì lưu lượng tim càng giảm. 29: Biện pháp thể dịch trong cơ chế bù của suy tim, chọn câu SAI: Hormon chống bài niệu ADH làm tăng tái hấp thu nước, làm thể tích máu tăng và huyết áp tăng. Angiotensin II tăng tái hấp thu muối và nước làm thể tích máu tăng, huyết áp tăng. Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ và nước ở ống xa và ống góp của thận. Nồng độ O2 trong máu giảm và CO2 trong máu tăng kích thích làm tăng nhịp tim. 30: Các chỉ tiêu hoạt động của tim trong suy tim, chọn câu SAI: Tăng thể tích máu trong suy tim là chỉ tiêu có lợi trong suy tim vì thể tích máu tăng sẽ được hệ tĩnh mạch đưa về tim làm lưu lượng tim tăng. Trong suy tim, lưu lượng tim giảm là sự thể hiện rõ nhất. Giảm tốc độ máu chảy, máu ứ lại ở phổi và ngoại biên gây phù. Công suất và hiệu suất của tim đều giảm, vì tim tăng nhịp và tăng sử dụng oxy. 31: Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, chọn câu SAI: Ăn nhiều lipid bão hòa, là lipid có nhiều dãy nối đôi, có trong mỡ động vật. Nồng độ cholesterol huyết tương tăng cao ở dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Ăn nhiều cholesterol ngoại sinh trong thức ăn. Tế bào thiếu Receptor để bắt giữ LDL – Cholesterol. 32: Hậu quả tăng huyết áp của người bị xơ vữa động mạch, chọn câu SAI: Thành mạch mất tính đàn hồi làm giảm sức cản ngoại biên. Thành mạch cứng lại do tế bào xâm nhập và Calci kết tủa. Lòng mạch hẹp lại do thành mạch dày ra. Thành mạch dày ra là do lớp cơ trơn tăng sinh và các mảng cholesterol nằm trong thành mạch. 33: Nguyên nhân của thiếu máu cơ tim, chọn câu SAI: Do thiếu số lượng hồng cầu trong máu, nên không vận chuyển đủ oxy cho tim. Do lưu lượng tim giảm và lưu lượng mạch vành giảm. Bệnh xơ vữa động mạch làm lòng mạch hẹp lại. Co thắt mạch vành do những stress cảm xúc. 34: Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim, chọn câu SAI: Khi áp suất máu trong tâm thất thấp ở thì tâm trương. Khi áp suất động mạch tâm trương rất thấp. Những cục máu đông trong mạch gây tắc. Những mảng cholesterol lồi vào trong lòng mạch làm cho lòng mạch hẹp lại. 35: Tăng huyết áp thứ phát là do các nguyên nhân sau, chọn câu SAI: U lớp lưới của vỏ thượng thận, hội chứng Cushing. U hạch dọc theo chuỗi giao cảm. U tủy thượng thận. Các bệnh thận. 36: Biến chứng của bệnh tăng huyết áp, chọn câu SAI: Biến chứng thận: ứ máu thận gây suy thận. Biến chứng tim: suy tim ứ huyết. Biến chứng phổi: phù phổi cấp. Biến chứng não: nhồi máu não, xuất huyết não. 37: Nguyên nhân gây ngất, chọn câu SAI: Do ức chế dây X làm chậm nhịp tim. Loạn nhịp tim, ngoại tâm thu. Hở hay hẹp van tim. Rối loạn dẫn truyền quá mức. 38: Nguyên nhân gây sốc do giảm thể tích máu, chọn câu SAI: Sốc do nhiễm khuẩn. Sốc do chảy máu, mất máu. Sốc do chấn thương. Sốc do phẫu thuật. 39: Các phản ứng của cơ thể trong giai đoạn sốc có bù, chọn câu SAI: Co mạch vành làm giảm tưới máu cho tim. Co mạch ngoại biên làm tăng huyết áp. Co mạch nội tạng làm giảm chức năng của các cơ quan, bộ máy. Tăng hoạt động hô hấp cả tần số lẫn biên độ. 40: Bệnh lý rối loạn thông khí phổi gây nồng độ O2 và CO2 máu động mạch giảm là: Bệnh lý khi lên cao. Bệnh hen phế quản. Bệnh viêm phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 41: Yếu tố gây giảm sự trao đổi khí qua màng phế nang – mao mạch phổi: Màng trao đổi phế nang – mao mạch phổi bị thủng. Nhiệt độ môi trường tăng. Lượng khí hòa tan ở dịch gian bào nhiều. Diện khuếch tán tăng. 42: Bệnh lý viêm phổi thuộc: Hội chứng hạn chế. Hội chứng tắc nghẽn. Hội chứng ho ra máu. Hội chứng da xanh tím. 43: Nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng do: Mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy. Tăng tiết acid. Giảm yếu tố bảo vệ. Tăng tiết pepsin. 44: Tiêu chảy là: Gia tăng số lần đi tiêu trong ngày và phân lỏng hơn bình thường. Phân có nhiều nước. Có nguyên nhân xâm nhập rõ ràng. Cơ thể biểu hiện mất nước cấp. 45: Tắc ruột có thể do: Bán tắc, lồng ruột, u đại tràng. Đại tràng phình to. Cơ bụng yếu, giảm trương lực đại tràng. Rối loạn nước điện giải. 46: Chọn câu SAI: Trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa, áp lực tăng tối thiểu là 3mmHg. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng áp lực máu cao hơn bình thường ở hệ thống TM cửa. Phần lớn nguyên nhân gây tăng áp lực TM cửa là do xơ gan. Hệ thống tuần hoàn bàng hệ phát triển nhiều ở thực quản, thành bụng trước và trực tràng. 47: Khả năng chống độc của gan không liên quan đến yếu tố nào sau đây: Với hormon vỏ thượng thận, bị ứ lại ở BN suy gan không dẫn đến tình trạng ứ muối, nước trong cơ thể. Phân hủy một số hormon. Khả năng cố định chất màu. Khả năng chuyển chất độc thành chất kém độc hoặc không độc. 48: Nguyên nhân ngoài thận gây tăng số lượng nước tiểu à: ADH trong máu giảm. ADH trong máu tăng. Nồng độ muối Natri trong nước tiểu giảm. Kích thích mạnh thần kinh giao cảm. 49: Gọi là protein niệu bệnh lý khi trong nước tiểu 24h có số lượng protein là: 150mg/l. 30mg/l. 70mg/l. 100mg/l. 50: Hậu quả phù trong bệnh lý hoại tử ống thận là do: Tăng Natri máu. Tăng protein máu. Giảm huyết áp động mạch. Giảm tính thấm thành mạch. |